Các thuật ngữ trong đá gà khi nuôi gà chọi cần biết

0
1303
thuật ngữ trong đá gà
thuật ngữ trong đá gà

Để có thể huấn luyện kỹ thuật chiến đấu cho gà cũng như đánh giá các trận chiến gà sâu hơn và mang yếu tố kỹ năng nhiều hơn, các sư kê, nhất là các sư kê vào nghề cần phải nắm rõ một số thuật ngữ thông dụng trong đá gà. Các thuật ngữ trong đá gà gồm có gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Thuật ngữ đi hơi

Đi hơi hay còn gọi là vần hơi, xoay hơi, xô hơi, quần hơi gà chọi là một trong những bài tập cơ bản nhất dành cho gà chiến nhằm giúp nâng cao thể lực và độ bền cho gà chọi. Đồng thời giúp gà đá có lực hơn trong các trận đấu.

Ngoài ra, thông qua các bài tập vần hơi cũng, các sư kê cũng có thể nhận biết được đâu là ưu điểm và thế mạnh của gà chiến để từ đó huấn luyện gà theo hướng ra đòn dài hơi hay là đá gà cựa nhanh chóng.

Xem Thêm  Sv368 bật mí cách chữa gà chọi bị đi ngoài dứt điểm nhanh nhất

Thông thường, các bài tập đi hơi cho gà chọi thường được tập luyện vào giai đoạn gà được 7 – 8 tháng tuổi. Gà chọi đi hơi sẽ được bịt mỏ và cựa để không thể dùng mỏ mổ đối thủ được khi chọi gà mà phải dùng sức ở chân, cổ và mình để đẩy cũng như tấn công đối phương.

Thuật ngữ chạy lồng

Đây cũng là một trong các thuật ngữ đá gà được sử dụng khá thông dụng và phổ biến.

Khi chạy lồng, sư kê sẽ nhốt một chú gà chọi khác vào trong lồng, sau đó thả gà cần huấn luyện bên ngoài lồng. Lúc này, gà chọi ở bên ngoài sẽ tìm kiếm cách để tấn công gà bên trong bằng việc chạy xung quanh lồng tre. Quá trình này sẽ làm tăng độ dẻo dai và tăng cơ bắp ở phần chân và đùi cho gà chọi khi chạy vòng vòng nhiều lần.

thuật ngữ trong đá gà
thuật ngữ trong đá gà

Thuật ngữ vô nghệ

Vô nghệ là thuật ngữ dùng để chỉ việc bôi một lớp nghệ trộn với các bài thuốc và da gà. Mục đích của việc này chính là giúp da gà chọi dày lên và đỏ hơn, từ đó giúp giảm tác động các đòn đá từ đối phương lên cơ thể gà trong các trận chiến.

Thuật ngữ Dầm cán

Cũng tương tự như vô nghệ, dầm cán là thuật ngữ dùng để chỉ việc các sư kê dùng thuốc ngâm chân gà chọi trộn với nước muối để ngâm chân gà chọi nhằm mục đích giúp chân gà trở nên săn chắc hơn và có lực đá tốt hơn trong thi đấu với đối thủ. Điều này sẽ giúp gà chiến hạ gục đối phương một cách nhanh chóng hơn và sớm kết thúc trận đấu.

Xem Thêm  Cách xem vảy gà tốt và chuẩn nhất năm 2023

Thuật ngữ quần sương

Đây cũng là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong quá trình đào tạo gà chọi.

Đúng như tên gọi của thuật ngữ này, quần sương là việc các sư kê cho gà chọi tham gia hoạt động và tập luyện và những buổi sáng sớm, khi trời vẫn còn hơi sương. Bài tập này nhằm mục đích tăng cường sức khoẻ mạnh mẽ và dẻo dai hơn cho gà.

Cụ thể, khi quần sương, gà sẽ tập đập cánh, vươn vai và tập gáy. Tuy nhiên, khi thực hiện quần sương cần lưu ý không cho gà hoạt động quá sớm và quá lâu ngoài trời sương. Điều này có thể mang lại tác dụng ngược trong quá trình tập luyện, khiến gà bị ảnh hưởng sức khoẻ.

Thuật ngữ om gà

Chắc hẳn đối với những người nuôi gà chọi, thuật ngữ này đã không còn quá xa lạ. Bởi đây được xem là một bước khá quan trọng và cần thiết mà hầu như sư kê nào cũng cần phải áp dụng trong quá trình chăm sóc và huấn luyện cho gà.

Thuật ngữ này dùng để chỉ việc tắm rửa, xông hơi cho gà bằng nước trà xanh kết hợp cùng các bài nước thuốc như: gừng, ngải cứu… Mục đích của việc làm này là giúp cho da gà trở nên săn chắc, dày dặn và bóng khoẻ hơn, đồng thời tránh được các bệnh gà chọi thường gặp có liên quan đến da như gà bị mốc trắng, gà bị côn trùng ký sinh,…

Xem Thêm  Cẩn trọng với những loại bệnh khiến gà bị mù mắt

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp anh em giải thích một số thuật ngữ thông dụng trong đá gà. Đây đều là các thuật ngữ cần thiết mà các sư kê nên biết và tham khảo thêm để giúp quá trình nuôi cũng như huấn luyện gà trở nên thuận lợi hơn. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin cần thiết và hữu ích.

Nguồn: https://ativietnam.com/